4 điểm mới về bảo hiểm xã hội tự nguyện sắp có hiệu lực thời gian tới, người dân nên biết

19/08/2024 08:50

4 điểm mới về bảo hiểm xã hội tự nguyện sắp có hiệu lực đầu tháng 7/2025, người dân nên biết

Thứ bảy, 13:59 17/08/2024 | Đời sống

Theo dõi Gia đình và Xã hội trên

News

GĐXH - Chế độ thai sản, tỷ lệ lương hưu, chế độ hưởng một lần khi về hưu, hưởng bảo hiểm xã hội một lần là những quy định mới của Luật Bảo hiểm xã hội 2024.

Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ VII, ngày 29 tháng 6 năm 2024. Trong đó quy định nhiều điểm mới về bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện.

Những điểm mới về bảo hiểm xã hội tự nguyện

Bổ sung chế độ thai sản vào chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện

Theo quy định, người lao động tham gia BHXH tự nguyện (bao gồm cả lao động nữ và lao động nam) khi sinh con nếu đáp ứng đủ điều kiện (đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con) thì được hưởng trợ cấp bằng 2.000.000 đồng cho một con (bằng mức mà Ngân sách Nhà nước đang hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số).

Chính phủ quyết định điều chỉnh mức trợ cấp thai sản phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và khả năng của Ngân sách Nhà nước từng thời kỳ. Chế độ trợ cấp thai sản của BHXH tự nguyện do Ngân sách Nhà nước đảm bảo, người tham gia BHXH tự nguyện sẽ không phải đóng thêm so với hiện hành.

Việc bổ sung chế độ thai sản vào chính sách BHXH tự nguyện nhằm tăng tính hấp dẫn của chính sách BHXH tự nguyện, thu hút người dân (đặc biệt là nhóm lao động trẻ tuổi) tham gia BHXH tự nguyện.

4 điểm mới về bảo hiểm xã hội tự nguyện sắp có hiệu lực thời gian tới, người dân nên biết

Từ ngày 1/1/2026, quy định mới liên quan đến sổ bảo hiểm xã hội có gì thay đổi?

GĐXH - Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi đề xuất quy định về sổ bảo hiểm xã hội điện tử thay sổ giấy từ 1/1/2026. Vậy sổ bảo hiểm xã hội điện tử mang lợi ích gì khi thực hiện các thủ tục hành chính?

4 điểm mới về bảo hiểm xã hội tự nguyện sắp có hiệu lực thời gian tới, người dân nên biết

Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 có nhiều điểm mới về bảo hiểm xã hội tự nguyện. Ảnh minh họa: TL

Giảm điều kiện về số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để được hưởng lương hưu hằng tháng từ 20 năm xuống 15 năm

Tại Điều 98 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 quy định người lao động khi đủ tuổi nghỉ hưu mà có thời gian đóng BHXH từ đủ 15 năm trở lên được hưởng lương hưu hằng tháng.

Quy định này nhằm tạo cơ hội cho những người tham gia muộn (45-47 tuổi mới bắt đầu tham gia) hoặc những người tham gia không liên tục dẫn đến khi đến tuổi nghỉ hưu vẫn không tích lũy đủ 20 năm đóng BHXH cũng được hưởng lương hưu hằng tháng thay vì họ phải nhận bảo hiểm xã hội một lần.

Quy định giảm điều kiện về số năm đóng BHXH tối thiểu để được hưởng lương hưu hằng tháng từ 20 năm xuống 15 năm chỉ áp dụng đối với các trường hợp nghỉ hưu theo Điều 64, mà không áp dụng đối với các trường hợp nghỉ hưu quy định tại Điều 65 (trường hợp nghỉ hưu sớm trước tuổi quy định).

Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Lao động nam có thời gian đóng BHXH cao hơn 35 năm, lao động nữ có thời gian đóng BHXH cao hơn 30 năm thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.

Mức hưởng trợ cấp một lần cho mỗi năm đóng cao hơn bằng 0,5 lần của mức bình quân thu nhập làm căn cứ đóng BHXH cho mỗi năm đóng cao hơn đến tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật.

Trường hợp người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu mà tiếp tục đóng BHXH thì mức trợ cấp bằng 2 lần của mức bình quân thu nhập làm căn cứ đóng BHXH cho mỗi năm đóng cao hơn số năm quy định kể từ sau thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu.

Trường hợp người tham gia BHXH tiếp tục đóng BHXH tự nguyện sau khi đã đủ điều kiện hưởng lương hưu thì thời điểm hưởng lương hưu là ngày đầu tiên của tháng liền kề sau tháng dừng đóng và có yêu cầu hưởng lương hưu.

Hưởng bảo hiểm xã hội một lần

Người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng BHXH một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau: Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của Bộ luật Lao động nhưng có thời gian đóng BHXH chưa đủ 15 năm mà không tiếp tục tham gia BHXH.

Trường hợp người lao động không hưởng BHXH một lần thì có thể lựa chọn hưởng trợ cấp hằng tháng.

Mức hưởng BHXH một lần được tính theo số năm đã đóng và căn cứ đóng BHXH, cứ mỗi năm được tính như sau:

Bằng 1,5 lần của mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH đối với năm đóng trước năm 2014. Trường hợp thời gian đóng BHXH có cả trước và sau năm 2014 mà thời gian đóng trước năm 2014 có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng BHXH từ năm 2014 trở đi để tính mức hưởng BHXH một lần.

Bằng 2 lần của mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH đối với năm đóng từ năm 2014 trở đi. Trường hợp thời gian đóng BHXH chưa đủ 1 năm thì mức hưởng bằng số tiền đã đóng nhưng không quá 2 lần của mức bình quân thu nhập làm căn cứ đóng BHXH.

Người lao động dừng đóng BHXH tự nguyện mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định, chưa nhận BHXH một lần hoặc chưa hưởng trợ cấp hằng tháng thì được bảo lưu thời gian đóng BHXH.

Mức bình quân thu nhập làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện được tính bằng bình quân các mức thu nhập làm căn cứ đóng BHXH của toàn bộ thời gian đóng.

Thu nhập tháng đã đóng BHXH để làm căn cứ tính mức bình quân thu nhập làm căn cứ đóng BHXH của người lao động được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.

4 điểm mới về bảo hiểm xã hội tự nguyện sắp có hiệu lực thời gian tới, người dân nên biết

Từ 1/7/2024, đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định thế nào?

GĐXH - Theo chính sách cải cách tiền lương, thời điểm 1/7/2024 khi tiền lương của công chức, viên chức tăng lên thì tiền lương đóng BHXH bắt buộc với đối tượng này cũng tăng theo.

Bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì?

Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia bảo hiểm được quyền lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với tài chính và thu nhập của mình.

Chế độ BHXH tự nguyện giúp người tham gia có quyền lợi về hưu trí và tử tuất khi không còn khả năng lao động.

Điều kiện tham gia BHXH tự nguyện là gì?

Căn cứ theo Khoản 4, Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ban hành ngày 20/11/2014 quy định công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, không nằm trong nhóm đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đều có thể tham gia BHXH tự nguyện.

Theo đó, để tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người dân cần đáp ứng các điều kiện sau:

- Là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên.

- Không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

- Có nhu cầu thực và khả năng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện là ai?

Một số đối tượng có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là:

- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động dưới 01 tháng.

- Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, ấp, bản, sóc, làng, tổ dân phố, khu, khu phố.

- Người lao động giúp việc gia đình.

- Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không hưởng tiền lương.

- Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

- Người nông dân, người lao động tự tạo việc làm.

- Người lao động đã đủ điều kiện về tuổi đời nhưng chưa đủ điều kiện về thời gian đóng để hưởng lương hưu.

- Người tham gia khác đáp ứng đủ điều kiện.

4 điểm mới về bảo hiểm xã hội tự nguyện sắp có hiệu lực thời gian tới, người dân nên biết

Quy định thủ tục nhận bảo hiểm xã hội một lần từ tháng 7/2025, người lao động nên cập nhật để hưởng quyền lợi

GĐXH - Từ ngày 1/7/2025, Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi sẽ chính thức có hiệu lực. Quy định thủ tục nhận bảo hiểm xã hội một lần được thực hiện thế nào?

Theo Nguồn giadinh.suckhoedoisong.vn

4 điểm mới về bảo hiểm xã hội tự nguyện sắp có hiệu lực thời gian tới, người dân nên biết - Đời Sống