Giá xăng dầu hôm nay 4/7 trên thị trường thế giới tiếp đà đi lên từ phiên đầu tuần do lo ngại nguồn cung có thể bị thắt chặt.
Tại thị trường trong nước, giá bán các loại xăng dầu hôm nay được áp dụng theo mức giá tại phiên điều hành chiều 3/7 của liên Bộ Tài chính - Công Thương. Theo đó, giá xăng dầu được điều chỉnh giảm.
Cụ thể, giá xăng RON 95 giảm 590 đồng/lít, xuống mức 21.420 đồng/lít. Giá xăng E5 RON 92 giảm 400 đồng/lít, về mức 20.470 đồng/lít. Giá dầu diesel giảm 10 đồng/lít, giá bán là 18.160 đồng/lít. Giá dầu hỏa giảm 30 đồng/lít, giá bán là 17.920 đồng/lít.
Giá bán lẻ xăng dầu hôm nay:
Mặt hàng | Giá từ 3/7 (đơn vị: đồng/lít) | So với kỳ trước |
Xăng RON 95-III | 21.420 | -590 |
Xăng E5 RON 92-II | 20.470 | -400 |
Dầu diesel | 18.160 | -10 |
Dầu hỏa | 17.920 | -30 |
Trên thị trường thế giới, giá xăng dầu hôm nay (4/7) tiếp đà đi lên từ phiên đầu tuần.
Dữ liệu từ Oilprice cho hay, lúc 9h57' ngày 4/7 (giờ Việt Nam), giá dầu Brent được giao dịch ở mức 75,01 USD/thùng, tăng 0,36 USD, tương đương 0,48% so với phiên liền trước. Còn giá dầu WTI ở mức 70,18 USD/thùng, tăng 0,39 USD, tương đương 0,56% so với phiên liền trước.
Ngày 3/7, giá dầu thế giới tiếp nối đà tăng từ tuần trước.
Theo dữ liệu từ Oilprice, lúc 9h53' ngày 3/7 (giờ Việt Nam), giá dầu Brent được giao dịch ở mức 75,5 USD/thùng, tăng 0,09 USD, tương đương 0,12% so với phiên liền trước. Còn giá dầu WTI ở mức 70,69 USD/thùng, tăng 0,05 USD, tương đương 0,07% so với phiên liền trước.
Đến 20h27' ngày 3/7 (giờ Việt Nam), giá dầu Brent lên mức 75,72 USD/thùng, tăng 0,31 USD, tương đương 0,41% so với phiên liền trước. Còn giá dầu WTI ở mức 70,94 USD/thùng, tăng 0,3 USD, tương đương 0,42% so với phiên liền trước.
Giá xăng dầu đi lên (Ảnh: Businesstoday)
Giới phân tích nhận định, giá dầu đi lên do các nhà đầu tư lo ngại về nguồn cung có thể bị thắt chặt.
Bắt đầu từ tháng này, Saudi Arabia - nhà xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới - tiến hành cắt giảm sản lượng tự nguyện từ 10 triệu thùng/ngày xuống còn 9 triệu thùng/ngày. Theo khảo sát từ Reuters, mức cắt giảm sản lượng dầu của Saudi Arabia có thể được gia hạn trong tháng 8.
Cùng với đó là thỏa thuận cắt giảm sản lượng rộng hơn của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các nước đồng minh (OPEC+). Bên cạnh đó, Mỹ đang bổ sung cho kho dự trữ dầu mỏ chiến lược của nước này. Những yếu tố này khiến nguồn cung dầu mỏ thêm eo hẹp.
Nhiều dự báo đã được đưa ra về tình trạng thâm hụt nguồn cung trong nửa cuối năm nay. Đáng chú ý, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) dự báo nguồn cung sẽ vượt quá nhu cầu 2 triệu thùng/ngày trong phần còn lại của năm 2023.
Tuy nhiên, đà tăng của giá dầu bị hạn chế phần nào bởi lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu và khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục tăng lãi suất
Tính đến hết tháng 6, giá dầu Brent đã giảm quý thứ tư liên tiếp còn giá dầu WTI giảm quý thứ hai. Giá dầu đi xuống trong quý II do hai nền kinh tế hàng đầu thế giới là Mỹ và Trung Quốc đều giảm tốc độ tăng trưởng.
Bình luận